Website hữu ích

 I. Kinh tế - Xã hội
STTTên CSDLNội dung
1BLDS (The British Library for Development Studies)Thư viện cung cấp thông tin thư mục của hơn 80.000 sách chuyên khảo và hơn 1000 tên tạp chí.
2Kho tri thức mở của Ngân hàng thế giới (Open Knowledge Repository- OKR)Đây là kho tri thức bao gồm nhiều loại tài liệu khác nhau như sách, tạp chí, ... cho phép truy cập và download tài liệu miễn phí. Bộ sưu tập bao trùm các chủ đề về kinh tế xã hội, phát triển, giáo dục,..
3Tài liệu và báo cáo của Ngân hàng Thế giớiCơ sở dữ liệu Tài liệu và báo cáo bao gồm các tài liệu của Ngân hàng Thế giới công bố cho công chúng nhằm chia sẻ tốt hơn nguồn tri thức của mình, bao gồm các xuất bản phẩm, báo cáo nghiên cứu, v.v. Công cụ xem lướt hoặc tìm kiếm của cơ sở dữ liệu này cho phép truy cập vào các văn bản toàn văn.
4Tài liệu dự án của Ngân hàng Thế giớiCơ sở dữ liệu dự án bao gồm thông tin chi tiết về các dự án của Ngân hàng Thế giới từ năm 1947 đến nay, trong đó có nhiều tài liệu dự án toàn văn.
5IMF elibraryIMF elibrary là cơ sở dữ liệu chuyên sâu bao gồm sách điện tử, các tài liệu thống kê, báo cáo, nghiên cứu.. về khủng hoảng tài chính, phát triển, kinh tế vĩ mô, thương mại, toàn cầu hóa và nhiều lĩnh vực khác. Hiện nay, IMF elibrary tập hơn hơn 15.000 đầu sách và hơn 1 triệu các dữ liệu khác được xuất bản từ năm 1948 đến nay.
6IMF dataBao gồm các nguồn dữ liệu báo cáo về tài chính, ngoại thương, tài chính chính phủ, dự trữ quốc tế, tài khoản quốc gia… của nhiều quốc gia trên thế giới.
7Levy Economics Institute (Viện Kinh tế Levy của Mỹ)Cung cấp hoàn toàn miễn phí số liệu thống kê, báo cáo và các nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế.
8CSDL EBSCOCSDL cung cấp dữ liệu toàn văn cho các loại hình: sách và tạp chí.
II.  Khoa học & Công nghệ
STTTên CSDLNội dung
1Geological society – The lyell collection completeLyell Collection là bộ sưu tập điện tử các tạp chí được lưu trữ, xuất bản phẩm chuyên biệt và nội dung sách được xuất bản bởi Hiệp hội Geological Society of London. Bộ sưu tập tuyển chọn những tài liệu về ngành Khoa học trái đất với chất lượng tốt nhất. Phạm vi nội dung thông tin: Từ năm 1811 đến nay
2Nature publishing group journalsNature publishing group journals được thành lập năm 1869, là một nhà xuất bản tạp chí, một nhà tạo lập các cơ sở dữ liệu trực tuyến tập trung vào các lĩnh vực: vật lý, hóa học, khoa học ứng dụng và y học lâm sàng.
3Royal Society - Royal Society Journals OnlineRoyal Society là một trong 10 tạp chí quốc tế hàng đầu về lĩnh vực khoa học của học viện quốc gia Vương quốc Anh. Tạp chí tập trung nghiên cứu ngành công nghệ sinh học và vật lý.
4Directory of open access books (DOAB)CSDL cung cấp hơn 3.500 tựa sách bao quát hầu hết các lĩnh vực.
5Directory of open access journals (DOAJ)CSDL cung cấp truy cập đến hơn 10.000 đầu tạp chí với hơn 200.000 bài báo được đăng trên các tạp chí.
6University Libraries của ĐH Levada, RenoTrang web cho phép bạn đọc truy cập miễn phí các tạp chí và bài viết về tất cả các lĩnh vực khoa học.
7JSTORJSTOR là dịch vụ phi lợi nhuận hỗ trợ đắc lực cho các học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên khám phá bộ sưu tập to lớn bao gồm trên 1.000 tạp chí học thuật ở nhiều chủ đề khác nhau.
8Viện xuất bản tài liệu số đa ngành (MDPI)
 
MDPI xây dựng một hệ thống tìm kiếm cho phép người dùng truy cập miễn phí đến các tạp chí khoa học đã được kiểm định. Hiện tại MDPI đã xuất bản trên 70 tạp chí miễn phí được đánh giá cao.
9Danh mục tạp chí truy cập mở Andolab (ALL)
 
Danh mục tạp chí truy cập mở AndoLab do giáo sư Ando và đồng nghiệp thực hiện, liệt kê các tạp chí học thuật uy tín, có chỉ số tác động cao cho phép truy cập toàn văn miễn phí. Các tạp chí được nhóm theo lĩnh vực chuyên ngành sẽ giúp người dùng tiết kiệm nhiều thời gian cho việc tham khảo.
10OMICS Open access Journals
 
Thành lập từ năm 2007 với mục đích duy nhất là cung cấp nền tảng "Truy cập mở", OMICS International đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận các dữ liệu nghiên cứu khi xuất bản miễn phí hơn 700 tạp chí học thuật chất lượng cao dưới dạng trực tuyến, đa dạng các lĩnh vực khoa học, công nghệ. OMICS còn cung cấp các bài viết từ các hội nghị, hội thảo trên toàn thế giới.
Các tạp chí khoa học được OMICS sắp xếp theo lĩnh vực kèm theo chỉ số tác động (journal impact factor).
11CSDL HighWire (Đại học Stanford)CSDL cung cấp hơn 3000 tạp chí, sách, tài liệu tham khảo, và thủ tục tố tụng.
12CSDL J-StageCung cấp toàn văn của gần 3 triệu bài báo, bao quát hầu hết các lĩnh vực.
13CSDL SciencedirectScienceDirect hiện có hơn 9 triệu bài viết toàn văn và mỗi năm tăng thêm ½ triệu bài, bao quát 24 lĩnh vực khoa học và công nghệ. Số tạp chí được phản biện lên tới trên 2.500 đầu tên
14CSDL Taylor & Francis
 
TAYLOR & FRANCIS là một trong những tập đoàn xuất bản hàng đầu trên thế giới chuyên về sách, tạp chí Khoa học xã hội, Khoa học kỹ thuật và các loại tạp chí chuyên ngành thuộc mọi lĩnh vực khoa học.
15CSDL Wiley- Blackwell
 
CSDL cung cấp thông tin tài liệu ở các lĩnh vực: cuộc sống, sức khỏe, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học vật lý, kỹ thuật gồm có: 4 triệu bài viết từ 1500 tạp chí, 9000 cuốn sách và hàng trăm công trình tham khảo và nghiên cứu.
16Tạp chí của BioMed Central, ChemistryCentral và SpringerOpen.BioMed Central đã xuất bản hơn 290 tạp chí bao quát hầu hết các lĩnh vực.
17Thư viện Columbia University(CLIO)Bộ sưu tập tài liệu của thư viện bao gồm hơn 12 triệu cuốn sách và hơn 160.000 tạp chí thuộc các lĩnh vực khác nhau.
18Thư viện ĐH PennCSDL cung cấp hơn 2 triệu bản số hóa loại hình sách, phục vụ miễn phí độc giả.
19InTechOpenInTechOpen là nhà xuất bản sách truy cập mở về Y học, Công nghệ và Khoa học lớn nhất thế giới. Người dùng có thể truy cập trực tuyến miễn phí các nghiên cứu từ năm 2004 đến nay. InTechOpen đã xuất bản hơn 3000 cuốn sách và hơn 45.000 công trình nghiên cứu khoa học. Người dùng được phép truy cập toàn văn các công trình nghiên cứu có giá trị học thuật và chỉ số ảnh hưởng cao. InTechOpen xuất bản chủ yếu về lĩnh vực Kỹ thuật, Công nghệ, Vật lý, Khoa học sức khỏe, Khoa học đời sống, Khoa học xã hội và nhân văn…
20MIT OpenCoursewaveNguồn học liệu mở của Học viện Công nghệ Massachusetts - MIT Open Course Ware. Bao gồm 2000 courses miễn phí do Massachusetts Institute of Technology tài trợ.
21WileyNguồn học liệu mở của tập đoàn xuất bản Wiley.
22CSDL Quốc gia về KH&CNBao gồm CSDL nhiệm vụ KH&CN, CSDL Công bố Khoa học và Công nghệ Việt Nam, CSDL tổ chức KH&CN

 

 

III.  Nông nghiệp
STTTên CSDLNội dung
1CSDL SciQuestSciQuest cung cấp toàn văn các tài liệu thuộc lĩnh vực: Thú y, động vật, khoa học nông nghiệp và giáo dục thường xuyên.
2J-Stage
 
J-STAGE là một nền tảng tạp chí điện tử về thông tin khoa học và công nghệ tại Nhật Bản, được phát triển và quản lý bởi Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (JST). J-STAGE đã xuất bản hơn 2.000 tạp chí, thủ tục hội nghị và các ấn phẩm học thuật khác với tốc độ cao với chi phí thấp.
3Tạp chí Acta Scientiae Veterinariae
 
Acta Scientiae Veterinariae là một tạp chí trực tuyến, cung cấp toàn và các tài liệu được xuất bản từ năm 1973 đến nay.
4Tạp chí Canadian Journal of Veterinary ResearchTra cứu thông tin toàn văn các tài liệu thuộc lĩnh vực chăn nuôi.
5Tạp chí Electronic Journal of Polish Agricultural UniversitiesCung cấp thông tin toàn văn của 15 chủ đề, bao gồm: Nông học, chăn nuôi, sinh học, thú y,…
6Tạp chí Fish Veterinary JournalTạp chí được thành lập năm 1990, nghiên cứu chuyên sâu về loài cá.
7Tạp chí Italian Journal of Animal ScienceLà tạp chí chính thức của Hiệp hội khoa học động vật (Italia), cho phép tra cứu và download toàn văn các tài liệu thuộc lĩnh vực chăn nuôi.
8Tạp chí Journal of Dairy ScienceTạp chí thu hút độc giả trên toàn thế giới với các thông tin về chăn nuôi, sinh hóa, môi trường, khoa học kỹ thuật,…
9Tạp chí Poultry ScienceKhoa học về gia cầm được xuất bản năm 1921 tập hợp thông tin về giống, di truyền học, y tế, sinh học phân tử,…cập nhật nội dung từ năm 1908 đến nay.
10Tạp chí SASAS - South African Society for Animal ScienceTạp chí cung cấp thông tin về các khía cạnh của chăn nuôi gia súc như: chăn nuôi, sinh lý học và dinh dưỡng.
11Tạp chí The Journal of Applied Poultry Research
 
The JAPR xuất bản các báo cáo nghiên cứu ban đầu, báo cáo thực địa và ý kiến của độc giả về chăn nuôi, bệnh tật, chế biến thịt gia cầm, an toàn dinh dưỡng,…
12Tạp chí Veterinary WorldCác lĩnh vực nghiên cứu của tạp chí là: vi khuẩn, ký sinh trùng, bệnh lý học, virus học, miễn dịch học, nấm học, y tế công cộng, công nghệ sinh học,… Phạm vi thông tin từ năm 2008 đến nay.
13AGORAChương trình được xây dựng bởi Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) và các nhà xuất bản hàng đầu, với trên 1900 tạp chí về các lĩnh vực thực phẩm, nông nghiệp, môi trường.
14Free Veterinary JournalsTập hợp 82 tạp chí thú y miễn phí nổi tiếng trên thế giới, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ học tập và nghiên cứu cho các nhà chuyên môn và sinh viên ngành thú y, chăn nuôi thú y.
IV.  Y học
STTTên CSDLNội dung
1Highwire Press - Stanford UniversityCơ sở dữ liệu cung cấp toàn văn của hơn 3000 tạp chí, sách và tài liệu tham khảo do trường Đại học Stanford biên tập.
2PubMedPubMed cung cấp quyền truy cập miễn phí tới CSDL Medline. MEDLINE: là CSDL thư mục hàng đầu của thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ, gồm: 4.800 nhan đề tạp chí về y khoa, 16 triệu biểu ghi thư mục (references) lưu trữ từ đầu thập niên 50’ đến nay.
3Free Medical JournalsCung cấp hơn 430 báo và tạp chí được cung cấp miễn phí, chủ yếu là tiếng anh và tiếng pháp, ngoài ra còn có các thứ tiếng khác như: Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,…
4Free books 4 DoctorsTrang web cung cấp hơn 650 ebooks miễn phí, cho phép xem trực tuyến hoặc download về xem offline. Các sách được phân loại theo nhiều cách: chuyên ngành, ngôn ngữ hoặc tên sách để tiện tra cứu.
5HINARI(Programme set up by WHO together with major publishers)HINARI là chương trình được thành lập bởi tổ chức WHO liên kết với các nhà xuất bản khác, cho phép người dùng ở các quốc gia đang phát triển truy cập miễn phí và chi phí thấp các tạp chí khoa học về Y học, Sinh học và các lĩnh vực khoa học xã hội có liên quan. Tính đến năm 2012, HINARI có trên 1.500 tạp chí và hiện tại có trên 160 nhà xuất bản đóng góp cho HINARI hơn 15,000 nguồn tài nguyên thông tin khác nhau.
6Bioline InternationalCơ sở dữ liệu phi lợi nhuận cung cấp nguồn tài liệu nghiên cứu chất lượng cho các nước đang phát triển về các chủ đề: y tế công cộng, phát triển quốc tế, dược liệu, an toàn dinh dưỡng & thực phẩm, đa dạng sinh học.
V. Dữ liệu thống kê
STTTên CSDLNội dung
1Bộ Công thương Việt NamSố liệu về tình hình kinh tế, công nghiệp, thương nghiệp
2Bộ Giáo dục & Đào tạoTổng quan về Ngành Giáo dục - Đào tạo
3Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiThống kê hành chính, điều tra chuyên môn, dữ liệu quốc tế và các dữ liệu khác
4Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônCơ sở dữ liệu thống kê về thông tin an ninh lương thực.
5

Bộ Thông tin & Truyền thông

Thống kê về các lĩnh vực: báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
6Ngân hàng thế giớiTập hợp tất cả các chỉ số thống kê về các nước, trong đó có Việt Nam
7Tổng cục thống kêThông tin về kinh tế - xã hội của cả nước
8Vụ kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônDữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh
VI. Môi trường
STTTên CSDLNội dung 
 
1OARE (Online Access to Research in the Environment) OARE là liên hiệp công – tư quốc tế dưới sự hợp tác của Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), ĐH Yale và các nhà xuất bản KH & CN hàng đầu thế giới nhằm giúp các quốc gia đang phát triển truy cập vào các nguồn tài nguyên to lớn về Nghiên cứu Khoa học môi trường.
2Tạp chí Geographica HelveticaLà một tạp chí của Thủy Sĩ, nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Địa lý – Môi trường.
3Thư viện OECD LibraryOECD iL Library là thư viện trực tuyến của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bao gồm sách, báo và số liệu thống kê và là cửa ngõ để phân tích và dữ liệu của OECD.
OECD iL Library cũng chứa nội dung được xuất bản bởi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Cơ quan Năng lượng Hạt nhân (NEA), Trung tâm Phát triển OECD, PISA (Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế) và Diễn đàn Giao thông Quốc tế (ITF).

VII. Sở hữu trí tuệ
STTTên CSDLNội dung
1Thư viện số Sở hữu công nghiệp của cục Sở hữu trí tuệ Việt NamTìm kiếm thông tin về các đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu đã công bố và các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng, đang được bảo hộ tại Việt Nam
2Sáng chế Châu ÂuCung cấp truy cập miễn phí tới hơn 90 triệu bằng sáng chế của hầu hết các nước trên thế giới.
3Sáng chế MỹCơ sở dữ liệu sáng chế của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) bao gồm các Bằng độc quyền sáng ché do Cơ quan sáng ché Hoa Kỳ cấp từ năm 1790 và các đơn đăng ký sáng chế Hoa Kỳ đã được công bố từ năm 2001 (dữ liệu toàn văn có từ năm 1976).
4Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giớiDịch vụ tìm kiếm thông tin sáng chế PatenScope của Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ thế giới (WIPO): chứa tất cả các đơn đăng ký sáng chế quốc tế nộp tại WIPO từ năm 1978 (dữ liệu toàn văn từ năm 1978).
5Hệ thống tra cứu niên giámLà hệ thống tra cứu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan,… cho phép người dùng sử dụng không phải trả tiền.